Tìm hiểu về tổng chi phí đầu tư của phòng máy nén khí
Tổng chi phí đầu tư là toàn bộ số tiền cần thiết để hoàn thành một dự án hoặc một khoản đầu tư cụ thể, bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan từ khâu lên kế hoạch, mua sắm, lắp đặt, vận hành cho đến bảo trì.
Khi mua một sản phẩm nào đó mọi người đều thường chú ý đến giá cả và tự đưa ra so sánh giữa các sản phẩm với nhau. Tuy nhiên đối với nhiều sản phẩm, con số về “Giá” chỉ là một phần nhỏ hoặc rất nhỏ trong tổng chi phí mà người sử dụng cần phải trả trong suốt vòng đời của nó.
Theo thống kê: giá mua máy nén khí công nghiệp chỉ chiếm 12 – 20% tổng giá trị cả vòng đời sử dụng nó. Hầu hết 80 – 88% còn lại là chi phí phải trả cho tiền điện và bảo trì hệ thống.
Giả sử:
Giá mua máy nén khí: 120 triệu
Chi phí lắp đặt: 30 triệu
Chi phí bảo trì định kỳ cho hệ thống: 80 triệu/năm
Chi phí vận hành (tiền điện): 770 triệu/năm
Như vậy bạn có thể thấy giá mua máy nén khí công nghiệp và chi phí lắp đặt chỉ chiếm 15 % cả vòng đời sử dụng nó. Và đến 85% còn lại là chi phí phải trả cho tiền điện và bảo trì hệ thống.
Tuy nhiên con số % này có thể thay đổi tùy thuộc vào vòng đời sử dụng của máy nén khí là dài hay ngắn, nếu vòng đời sử dụng càng dài thì số % chi phí điện năng càng lớn và giá trị của máy nén khí càng nhỏ.
Để chứng minh dữ liệu này là đúng hay phân tích số liệu dưới đây
Dưới đây là bảng so sánh số liệu thực tế của máy nén khí hãng A và máy nén khí hãng H sau 5 năm sử dụng
(Bảng số liệu 1)
Công thức tính tiền điện trong 5 năm = Lưu lượng yêu cầu x Hệ số tiêu thụ điện năng x Số giờ chạy mỗi năm x Đơn giá điện x 5 = Tiền điện trong 5 năm.
Ta có tổng chi phí đầu tư của phòng máy nén khí trong vòng 5 năm như sau:
(Bảng số liệu 2)
Dựa theo bảng số liệu 1 bạn có thể thấy rằng máy nén khí A75 có giá mua máy ban đầu cao hơn máy nén khí P75 là 100 triệu, tuy nhiên máy A75 lại có hệ số tiêu thụ điện năng thấp hơn máy OSP75 là 13%.
Như vậy trong vòng 5 năm, máy A75 có chi phí điện năng thấp hơn so với máy P75 lên đến 855.360.000 triệu.
Vậy tổng kết lại máy A75 có tổng chi phí đầu tư thấp hơn so với máy P75 là 755.360.000.
Sau khi có một cái nhìn khách quan về tổng chi phí đầu tư của phòng máy nén khí bạn có thể thấy rằng, một máy nén khí đắt hay rẻ không nằm ở giá mua ban đầu của nó, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chi phí vận hành của một hệ thống và vòng đời sử dụng của nó.
Những bài viết có liên quan:
Hệ số tiêu thụ điện (SER) là gì?
HỆ SỐ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG CỦA MÁY NÉN KHÍ
7 NGUYÊN NHÂN KHIẾN MÁY NÉN KHÍ DỪNG ĐỘT NGỘT
7 nguyên nhân gây lãng phí điện năng trong phòng máy nén khí
Đo lưu lượng máy nén khí – Giải pháp tiết kiệm điện năng
Vòng bi máy nén khí cần được thay thế khi nào?
Lỗi nhiệt độ điểm sương cao của máy sấy khí khắc phục thế nào?
Máy nén khí cũ và máy nén khí mới – Lợi ích và rủi ro
Máy nén khí Ceccato mang lại nhiều lợi ích vượt trội bất ngờ
3 thoughts
Comments are closed.